Với sự phát triển của công nghệ chiếu sáng, chúng ta có thể thấy đèn LED xuất hiện ngày càng dày đặc khắp nơi trong cuộc sống. Chúng dần thay thế cho đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn halogen nhờ ưu điểm về hiệu suất chiếu sáng và tính thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhiều người còn lo lắng liệu việc sử dụng đèn LED có hại mắt không và chưa có nhiều thông tin về cách chọn đèn LED sao cho đảm bảo an toàn. Hãy cùng Tamayoko giải đáp những băn khoăn này nhé!
1. Đèn LED là gì?
Đèn LED là đèn sử dụng công nghệ LED (viết tắt của Light Emitting Diode), tức là các đi-ốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Vì sử dụng chip LED để phát sáng thay vì sử dụng dây tóc hay các hóa chất gây hại để phát sáng, nên bản thân đèn LED đã an toàn hơn so với những loại đèn khác rất nhiều.
Tuy nhiên, ánh sáng nói chung vẫn luôn có tác động đến nhịp sinh học và sức khoẻ con người, nên việc tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua đèn, đặc biệt là các loại đèn bàn LED có tiếp xúc gần với mắt, là rất quan trọng.
2. Đèn LED ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?
Ngoài đóng vai trò duy trì nhịp sinh học, ánh sáng còn có thể ảnh hưởng đến cơ thể người ở mức độ tế bào thông qua cơ chế hấp thụ trực tiếp và các thông qua các phản ứng hoá học khi cơ thể giải phóng tín hiệu từ cá neuron thần kinh và hormon có trong máu.
Bức xạ quang học có trong đèn LED bao gồm các bức xạ của phổ điện từ bao gồm bức xạ tia cực tím, bức xạ khả kiến và bức xạ hồng ngoại (IR), và việc tiếp xúc với bức xạ quang học này có nguy cơ ảnh hưởng tới mô tế bào của con người, đặc biệt là da và mắt.
Đối với da, dưới tác động quang hóa (đặc biệt là tia cực tím), chúng có thể gây ra các phản ứng như ban đỏ, ung thư da, lão hóa, tăng sinh hắc tố.
Cũng như da, mắt là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nhưng do cấu tạo chuyên biệt để thực hiện chức năng nhìn, nên ảnh hưởng của ánh sáng đối với mắt xảy ra nhanh và đáng kể hơn. Tiếp xúc lâu với ánh sáng từ đèn LED kém chất lượng có thể gây viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể,… và các bệnh khúc xạ.
Ánh sáng xanh có trong đèn LED cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hại cho mắt, đặc biệt với trẻ em là đối tượng nhạy cảm với sự phơi nhiễm võng mạc ánh sáng xanh. Tương tự, ánh sáng xanh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với da khi tiếp xúc liên tục. Bác sĩ da liễu Murad – người sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Murad nổi tiếng của Mỹ – đã có những chia sẻ về vấn đề này. Theo ông, dành 4 ngày làm việc trước máy tính, 8 tiếng mỗi ngày sẽ tương ứng với việc tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong 20 phút. Thực tế, chỉ với 7 phút phơi nắng, làn da của bạn có thể bị bỏng.
Ngoài ra, ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn nhịp sinh học, gây rối loạn giấc ngủ và lâu dần ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Vậy làm sao để chọn được đèn LED chất lượng và không gây hại? Mời bạn đọc tiếp nhé!
3. Cách chọn đèn LED an toàn
Công nghệ LED đang phát triển ngày một mạnh mẽ và đã khắc phục được các rủi ro gây hại của đèn LED đối với sức khoẻ người dùng. Tuy nhiên, vì nhu cầu sử dụng nhiều, thị trường rộng lớn và đa dạng nên vẫn có rất nhiều sản phẩm đèn LED trôi nổi kém chất lượng. Song song với đó, thông tin về đèn hầu hết lại là những thông số kỹ thuật khó nhớ, ít phổ biến, nên nhiều người chưa biết cách chọn đèn LED an toàn.
Bí quyết chọn đèn LED an toàn là xem các thông số quan trọng của đèn có đạt yêu cầu không, tiêu biểu là:
- Độ sáng (Lux): theo khuyến nghị, tiêu chuẩn ánh sáng dùng cho đọc sách là 300-500 Lux (tính trên bề mặt trang giấy), thì lý tưởng là đèn có độ rọi khoảng 800 Lux, vì càng xa nguồn sáng chỉ số Lux càng giảm
- Chỉ số hoàn màu (CRI): CRI cho biết mức độ trung thực về màu sắc của vật thể khi được nguồn sáng chiếu tới. Màu sắc vật thể biểu hiện chính xác nhất dưới ánh sáng mặt trời (CRI 100 – cao nhất). Các nguồn sáng dân dụng thường có CRI 70-85. Tuy nhiên, các loại đèn LED hiện đại đã đạt CRI cao hơn thế.
Một tiêu chí không thể bỏ qua đó là đèn đã qua kiểm nghiệm an toàn hay chưa. Thông thường, các loại đèn LED an toàn sẽ sử dụng chip LED RG0, là loại chip LED được xếp nhóm rủi ro RG0, tức là không có bất kỳ nguy cơ nào về:
- Các nguy cơ liên quan đến UV quang hóa, các mối nguy liên quan đến UV-A;
- Các nguy cơ liên quan đến ánh sáng xanh (nguy cơ ánh sáng xanh võng mạc); và
- Các nguy cơ nhiệt liên quan đến bức xạ nhìn thấy và hồng ngoại
Để được cấp chứng nhận an toàn, sản phẩm đèn LED phải trải qua quá trình kiểm nghiệm nhiều bước nghiêm ngặt trong phòng lab chuyên dụng. Tuy nhiên vì người dùng vẫn ít quan tâm và nhà bán muốn tiết kiệm chi phí, nên khâu này thường không được chú trọng. Hãy hỏi trực tiếp nhà sản xuất, nhà bán hàng về thông tin này để chắc chắn sản phẩm đèn LED là an toàn nhé!
Tamayoko tự hào cung cấp các sản phẩm đèn bàn LED với chip LED RG0 đã qua kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng đặc biệt là trẻ em. Đèn Tamayoko có ánh sáng hoàn hảo 850Lux và CRI >95 cho màu sắc chân thực, tạo không gian ấm áp và hứng khởi, kết hợp với nhiều tính năng như hẹn giờ, tích điện, sạc nhanh cho điện thoại,…
Mời bạn ghé thăm các sản phẩm đèn bàn LED Tamayoko tại đây. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, hãy bấm nút gửi tin nhắn cho Tamayoko để được hỗ trợ tức thì nhé!
Tham khảo các bài viết liên quan khác:
Chỉ số CRI của đèn là gì? Tầm quan trọng của CRI với ánh sáng
Chip LED RG0 là gì? Tại sao nên chọn đèn sử dụng chip LED RG0?
5 Cách chọn đèn học chuẩn nhất không thể bỏ qua
Đường Link Đặt Hàng :
Tại Website https://tamayoko.com/cm/den-led-den-ban/
Tại Shopee :https://shopee.vn/tamayoko_official
Tại Tiki:https://tiki.vn/thuong-hieu/tamayoko.html
Tại Lazada :https://www.lazada.vn/shop/tamayoko